3 cách khắc phục hiện tượng rung tay lái ô tô - PandaAuto.vn - Siêu Thị Phụ Kiện & Nội Thất Ô Tô Số 1 VN

3 cách khắc phục hiện tượng rung tay lái ô tô

27/09/2022 8:45 sáng

Rất nhiều tài xế gặp phải trường hợp tay lái bị rung lắc khi xe di chuyển. Nếu xe ô tô của bạn đang bị như vậy thì rất có thể đã hư hỏng các bộ phận trong hệ thống khung gầm hoặc lốp xe. Bài viết này Panda Auto sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng rung lắc tay lái.

Tình trạng rung lắc tay lái

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng rung lắc tay lái

Lốp xe ô tô

Lốp xe ô tô

Tay lái ô tô bị rung có thể do bơm lốp xe quá căng hoặc quá non. Lốp xe phải được bơm với áp suất phù hợp mới có thể duy trì được độ đàn hồi cần thiết để xe di chuyển êm ái trên đường.  

Bên cạnh đó, việc lốp xe quá cũ cũng không thể duy trì được mức áp suất tiêu chuẩn. Sau quá trình sử dụng lốp xe ô tô có thể sẽ gặp tình trạng mòn không đều khiến cho tải trọng của xe phân bố không đồng đều giữa các bánh xe khi di chuyển, do không được đảo lốp hoặc đảo không đúng cách. Điều này vừa gây rung tay lái vừa ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.

Bánh xe

Khi tay lái ô tô bị rung lắc, người dùng cần kiểm tra các bánh xe. Nếu bánh xe lắp không đúng cách, bị sai lệch vị trí hoặc bánh xe có chất lượng thấp sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa các bánh xe và gây ra hiện tường trên.

Hệ thống treo

Hệ thống treo

Hệ thống treo ô tô là bộ phận quan nhằm giúp xe ô tô di chuyển một cách êm ái trên đường. Bộ phận này hạn chế những ảnh hưởng cơ học đến các chi tiết kim loại và khung bằng cách loại bỏ những dao động thẳng đứng khi xe đi qua những đoạn đường gồ ghề. 

Hiện tượng rung tay lái xe hơi có thể xảy ra do các bộ phận của hệ thống treo như: thanh chống, chấn động, các rãnh,… bị ăn mòn, các kết nối lỏng lẻo hoặc trục lái mất cân bằng.

Phanh

Phanh ô tô

Nếu tay lái xe bị rung lắc lúc xe di chuyển với tốc độ cao, cộng thêm việc có mùi khết sau khi đạp phanh xe hay dừng xe, thì rất có thể đĩa phanh bị cong, vênh, mòn không đều khiến má phanh và bộ kẹp phanh không siết chặt vào đĩa phanh hoặc đĩa phanh không được vệ sinh, bám nhiều bùn đất.

Khoang động cơ

Những trục trặc trong khoang động cơ như: dây bugi bị hỏng hay lỏng lẻo, lọc không khí hoặc lọc bugi bám nhiều bụi bẩn khiến không đủ không khí, nhiên liệu hoặc tia lửa điện cần thiết cho hoạt động của động cơ,… có thể là nguyên nhân gây ra việc tay lái ô tô bị rung lắc, thậm chí là giật mạnh khi tăng tốc hay di chuyển với tốc độ cao.

3 Cách khắc phục sự cố rung tay lái

Rotuyn

Rotuyn là chi tiết quan trọng trong hệ thống dẫn lái, có thể được hiểu là khớp cầu, là bộ phận tác động và dẫn hướng cho bánh xe. 

Bạn nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng xe uy tín để họ kiểm tra lại xem liệu bạn có cần thay bộ phận này hay không. Vì nếu cánh quạt bị hỏng sẽ gây ra các vấn đề về lái xe không chuẩn, rung vô lăng hay tồi tệ hơn là mất kiểm soát.

Kiểm tra chân cao su

Sau thời gian dài sử dụng, các miếng đệm cao su bên trong chân máy bị mòn khiến xe di chuyển không cân bằng và sẽ tác động lên động cơ từ đó gây ra các tác động nhỏ lên khung xe. Do đó chân máy cao su là một trong những nguyên nhân gây rung vô lăng khi di chuyển.

Để xác định đúng vấn đề mà chân cao su gặp phải, bạn cần đem đến những gara chuyên nghiệp để các kỹ thuật viên sửa chữa hoặc thay thế.

Cần bằng lốp và siết chặt 4 lốp

Chủ phương tiện nên đưa xe tới trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để điều chỉnh độ nén và cân bằng hệ dẫn động 4 bánh nhằm đảm bảo sự liên tục của bánh xe với đường được cân bằng. Nên đảo lốp xe sau mỗi 5000 -10000km di chuyển. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra áp suất lốp luôn đạt chuẩn, để làm tốt điều này, bạn nên gắn thêm bộ cảm biến áp suất lốp.

>> Tìm hiểu thêm:

Cách khởi động ô tô đơn giản khi chìa khoá thông minh hết pin

Cách thoát hiểm khỏi ô tô trong tình huống khẩn cấp