5 cách xử lý hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe  - PandaAuto.vn - Siêu Thị Phụ Kiện & Nội Thất Ô Tô Số 1 VN

5 cách xử lý hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe 

27/09/2022 9:51 sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe là vấn đề thường gặp và gây ra một số khó khăn như mỏi mắt, khô mắt, căng thẳng, giảm sự tập trung,… cho người lái trong quá trình điều khiển ô tô. Để giảm thiểu các tác hại, đồng thời có những biện pháp lái xe an toàn trong thời tiết nắng nóng, người dùng nên nắm được một số cách xử lý mà Panda Auto hướng dẫn dưới đây nhằm hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng khúc xạ.

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe là gì?

Vào những thời điểm nắng nóng, người tham gia giao thông trên đường thường thấy hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Khi những tia nắng xuyên qua các lớp không khí sẽ có nhiệt độ khác nhau, cùng với nhiệt lượng tỏa ra từ mặt đường tạo nên hai lớp không khí được phân chia rõ ràng. Lớp không khí nóng sẽ mỏng và thấp hơn lớp không khí lạnh. Khi hai lớp không khí này gặp nhau sẽ tạo ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Trong đó, Một phần ánh sáng sẽ xuất hiện dưới dạng bình thường, phần còn lại được làm cong và phản chiếu lại. Lúc này người lái có cảm giác như nhìn thấy một tấm gương hoặc vũng nước phía trước.

Ảnh hưởng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe

Lái xe khi nhiệt độ ngoài trời đang rất nóng, xảy ra hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới người lái xe như mờ, mỏi mắt hoặc mệt mỏi, làm họ bị sao nhãng, mất tập trung khi điều khiển phương tiện.

Cách xử lý khi gặp hiện tượng khúc xạ ánh sáng lúc lái xe

Cách xử lý khi gặp hiện tượng khúc xạ ánh sáng lúc lái xe

Tập trung lái xe, nhưng không tập trung quá lâu vào một điểm

Để giúp mắt hoạt động linh hoạt hơn khi lái xe, người lái nên quan sát nhiều vị trí, không nên tập trung quá vào một điểm trong một thời gian dài sẽ khiến mắt bị căng thẳng, khô và khó chịu. Hậu quả là dễ dễ gây ra những ảo ảnh hoặc khúc xạ mắt. Tình trạng này kéo dài còn giảm đáng kể số lần chớp mắt khiến mắt càng mệt mỏi hơn. 

Sử dụng thuốc nhỏ mắt khi mắt cảm thấy khó chịu

Để khắc phục tình trạng mắt cảm thấy khó chịu, người điều khiển xe nên chuẩn bị sẵn cho mình 1 lọ thuốc nhỏ mắt. Khi thấy hiện tượng mắt bị nhòe mờ, khó chịu, thì người lái nên tấp xe vào lề đường và dừng lại để nhỏ thuốc sẽ giúp mắt thấy thoải mái hơn rất nhiều vì những dòng thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần Natri Clorid, Acid Boric, các loại vitamin A, E hay B6 có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc giảm khô mắt, kháng khuẩn và tăng cường khả năng bảo vệ mắt.

Sử dụng tấm che nắng trong xe để hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu vào

Sử dụng tấm che nắng trong xe

Tấm chắn nắng ô tô thường được trang bị phía trước hàng ghế lái và ghế phụ trên ô tô. Khi lưu thông trong thời tiết nắng nóng, người lái có thể mở tấm chắn này xuống kết hợp với dải chấm tròn đen phía góc trên kính chắn gió sẽ hạn chế tình trạng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiều vào trong xe. Hơn thế nữa, tấm chắn nắng còn giúp giảm tới hơn 80% tác động của ánh mặt trời đến mắt.

Sử dụng phim cách nhiệt

Sử dụng phim cách nhiệt

Thường xuyên di chuyển bằng ô tô dưới trời nắng nóng, đồng nghĩa với việc bị ảnh hưởng bởi hiện tượng khúc xạ ánh sáng liên tục. Ngoài ra, người trong xe còn chịu những tác hại bởi tia UV. Vì vậy, để hạn chế tối đa những vấn đề trên thì việc dán phim cách nhiệt cho xe ô tô là biện pháp tối ưu nhất để giúp lái xe an toàn và bảo vệ sức khỏe người dùng xe.

Đeo kính râm khi di chuyển

Đeo kính râm khi di chuyển

Giải pháp nhanh gọn nhất giúp lái xe chống lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng, là đeo kính râm. Bời vì, dưới trời nắng, ánh nắng khiến cho mắt người lái bị chói, lóa, ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự tập trung. Trong khi đó, kính râm có tác dụng chủ yếu chống các tia UV từ mặt trời, hạn chế ánh nắng gắt tác động lên mắt. Chủ xe cũng nên lưu ý lựa chọn loại kính mắt uy tín, có chỉ số chống tia UV cao, đồng thời nên tránh sử dụng các loại kính kém chất lượng, vừa không có tác dụng chống nắng, vừa ảnh hưởng đến thị lực.

 

>> Tìm hiểu thêm:

Top 4 cách xử lý khi nổ lốp ô tô trên cao tốc

Cách xử lý nhanh khi xe bị kẹt chân ga an toàn