7 cách khắc phục hiện tượng mất tập trung khi lái xe - PandaAuto.vn - Siêu Thị Phụ Kiện & Nội Thất Ô Tô Số 1 VN

7 cách khắc phục hiện tượng mất tập trung khi lái xe

27/09/2022 3:34 chiều

Mất tập trung khi lái xe đặc biệt nguy hiểm vì sẽ xảy ra cái rủi ro trong quá trình lái xe. Khi người điều khiển xe không quan sát đường và các phương tiện di chuyển trên đường thì việc xử lý lúc gặp tình huống bất ngờ khó phản ứng kịp. Ngoài ra có thể ảnh hưởng tới giao thông và những phương tiện xung quanh.

Tác hại của việc mất tập trung khi lái xe

Tác hại của việc mất tập trung khi lái xe

Dẫn đến hiệu suất lái xe

Đối với các tài xế phải di chuyển thường xuyên trên chặng đường dài mà bị mất tập trung sẽ làm giảm hiệu suất, khiến thời gian di chuyển lâu hơn, hiệu suất công việc sẽ bị giảm

Dẫn đến an toàn giao thông

Đây là tác hại dễ thấy nhất của việc mất tập trung khi lái xe. Bởi người điều khiển xe khi bị phấn tán sẽ giảm tốc độ xử lý tình huống hoặc mất kiểm soát khi lái xe có thể gây ra tai nạn.

Dẫn đến luồng giao thông

Khi mất tập trung dẫn tới va chạm sẽ ảnh hưởng tới luồng giao thông gây ùn tắc hay hư hại cơ sở hạ tầng giao thông.

Những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe

Nghe điện thoại khi lái xe

Nghe điện thoại khi lái xe

Vấn đề nói chuyện điện thoại khi lái xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Nhưng với ô tô, điều này thường phổ biến hơn vì khi điều khiển ô tô, việc buông tay lái sẽ dễ dàng hơn so với xe máy. Trong quá trình điều khiển ô tô và nghe điện thoại, người điều khiển ô tô sẽ phản ứng chậm hơn bình thường do phải tập trung vào cuộc điện thoại đang diễn ra.

Nhắn tin, lướt mạng xã hội

Nhắn tin, lướt mạng xã hội

Tập trung vào màn hình điện thoại và thỉnh thoảng nhìn lên đường thường là thói quen đối phó của nhiều tài xế ô tô. Và khi một tình huống bất ngờ xảy ra, họ thường không kịp phản ứng. Thói quen này tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi lái xe

Suy nghĩ nhiều

Suy nghĩ nhiều khi đang lái xe trên đường rất nguy hiểm. Bởi vì sẽ không tập trung lái xe như: quên rẽ khi ra khỏi đường cao tốc, vượt đèn đỏ, quên xi nhan khi rẽ … Để điều khiển xe an toàn, bạn hãy chú trọng lái xe để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra mà không kịp thời xử lý tình huống.

Sử dụng chất kích thích như rượu, bia

Sử dụng chất kích thích như rượu, bia

Sử dụng chất kích thích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Nhậu nhẹt quá vui sẽ khiến tinh thần hưng phấn, chất kích thích khiến bạn không còn tỉnh táo như bình thường vừa làm mất tập trung lái xe vừa dễ gây tai nạn. Người đi đường cần tỉnh táo và giữ mình để tránh gặp rắc rối cũng như những hậu quả khó lường.

Ngắm cảnh xung quanh đoạn đường

Ngắm cảnh xung quanh đoạn đường

Khi lái xe, có rất nhiều tình huống xảy ra trên đường: nhóm người đánh nhau, tai nạn giao thông, hỏa hoạn, hay đơn giản là những cô gái chân dài gợi cảm… cũng là những yếu tố khiến bạn mất tập trung khi lái xe. Theo thói quen, bạn sẽ giảm tốc độ hoặc dừng xe hoàn toàn để tập trung vào những gì đang xảy ra. Và vô tình tâm điểm lại đổ dồn vào đám đông, không ai để ý đến những tình huống trên đường phía trước. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao.

Trang điểm trên xe

Phụ nữ thường tranh thủ làm việc và một trong số đó là thói quen trang điểm để soi gương khi lái xe. Chỉ một phút bất cẩn, mọi chuyện có thể rất khó lường.

Giải pháp tránh mất tập trung khi lái xe

Mất tập trung khi lái xe là một trong những vấn đề phổ biến và nguy hiểm khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe cần loại bỏ các yếu tố gây phân tán và có những biện pháp để tập trung khi lái xe ô tô.

Ngủ đủ giấc trước khi lái xe

Buồn ngủ chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung khi lái xe. Bởi vậy, có giấc ngủ sâu và ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày sẽ giúp lái xe có tinh thần thoải mái và tỉnh táo. Hơn nữa việc ngủ đủ giấc cũng là điều kiện cần để có một sức khỏe tốt.

Không chạy xe xuyên sốt quá 4 tiếng

Lời khuyên của các chuyên gia về sức khỏe là “không nên lái xe liên tục trong 4 giờ đồng hồ”. Bởi khi đó não bộ đã làm việc quá sức, cơ thể mệt mỏi dẫn tới sự tập trung giảm.

Thông thường sau 2 tiếng chạy xe liên tục, tài xế nên dừng và xuống xe để nghỉ ngơi sau đó mới chạy tiếp.

Tập vài động tác đơn giản

Di chuyển trên đường dài sẽ khiến lái xe bị mỏi cơ ở cổ, vai gáy, khớp tay,… Do đó, tại mỗi điểm dừng thay vì ngồi uống nước, lướt điện thoại tài xế nên tập một vài động tác để giãn cơ giúp nâng cao sức khỏe và giúp tinh thần thoải mái hơn. Đây là giải pháp tránh mất tập trung khi lái xe vô cùng hiệu quả. Và điều này cũng hạn chế được các bệnh liên quan đến xương khớp khi phải ngồi quá lâu với cùng một tư thế.

Chỉnh chế độ điều hòa sang lấy gió ngoài

Đây cũng là một trong những biện pháp để tập trung khi lái xe ô tô mà nhiều người vô tình bỏ qua. Khi đặt điều hòa ở chế độ sử dụng gió trong, sẽ làm mật độ oxy trong xe giảm dần, người ngồi trong cabin bị thiếu dưỡng khí. Điều này khiến cơ thể dễ bị mệt và buồn ngủ. Vì thế, duy trì sự tỉnh táo và tập trung khi lái xe thì cơ thể cần được cung cấp đủ oxy. Hạ thấp kính để lấy khí trời vào xe, hoặc đặt điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài giúp làm mới không khí trong xe.

Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia

Theo quy định của luật giao thông đường bộ khi sử dụng rượu, bia không được điều khiển phương tiện giao thông nói chung không riêng với ô tô. Thuốc an thần giúp chống buồn ngủ hiện đã bị cấm. Sử dụng chất kích thích khi lái xe là việc làm trái pháp luật, sẽ bị xử phạt theo các quy định.

Duy trì nhiệt độ ổn định trong xe

Nếu để nhiệt độ trên xe quá nóng sẽ khiến tài xế bức bối, khó chịu và mất tập trung. Còn khi để nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến cơ thể khó lưu thông máu, dẫn đến căng thẳng.

Bởi vậy, một trong những giải pháp tránh mất tập trung khi lái xe là giữ cho nhiệt độ trong xe luôn ổn định, phù hợp với thời tiết bên ngoài để đảm bảo sức khỏe và trạng thái lái xe tốt nhất.

Điều chỉnh âm thanh ở mức hợp lý

Âm thanh quá lớn trong khi di chuyển sẽ làm mất tập trung khi lái xe và khó nghe được các âm thanh bên ngoài như: còi xe, các phương tiện cấp cứu, cảnh sát, … Bởi vậy, duy trì âm lượng vừa phải để vừa có một trạng thái lái xe tốt nhất mà không ảnh hướng tới sự tập trung.

>> Tìm hiểu thêm: 5 cách xử lý hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe