Mẹo giảm stress khi lái ô tô vào giờ cao điểm
05/09/2022 5:01 chiều
Nội dung chính
Khi lưu thông vào giờ cao điểm, xe ô tô khó có thể luồn lách được mà chỉ có thể đứng yên một chỗ, đôi khi là đứng hàng giờ đồng hồ. Vì vậy, bực dọc, stress là điều khó tránh khỏi. Áp dụng những mẹo giảm stress khi tắc đường dưới đây của Panda auto sẽ giúp các tài xế sẽ không bị ức chế tâm lý và có được hành trình di chuyển an toàn, thoải mái nhất.
Kinh nghiệm lái xe ô tô bị tắc đường vào giờ cao điểm
Để tránh bị ức chế tâm lý và hành xử sai lệch khi lái xe vào giờ cao điểm, các tài xế nên ghi nhớ những nguyên tắc lái xe ô tô vào giờ cao điểm dưới đây:
Kiểm soát tốc độ, đi đúng làn quy định
Việc va chạm giữa phương tiện lưu thông vào giờ cao điểm rất dễ xảy ra, bởi vậy cần giữ đều ga, đi đúng làn đường quy định và tuân thủ tín hiệu giao thông, để tránh các lỗi vi phạm, đồng thời cũng giảm tình trạng tắc đường.
Giữ khoảng cách an toàn
Khi kẹt xe, các tài xế thường sẽ đi sát nhau và không giữ khoảng cách an toàn. Việc này khiến tài xế bị động và không kịp xử lý khi xe phía trước gặp sự cố bất ngờ như mất lái, quẹt nhau,…Giữ khoảng cách an toàn khi lái xe vừa hạn chế xe máy chen lấn tạt đầu và hạn chế va chạm khi xe phanh gấp.
Hạn chế bấm còi khi tắc đường
Nếu không cần thiết và nguy hiểm, bạn nên hạn chế bấm còi khi đang tắc đường để giảm căng thẳng khi lái xe trong tình trạng tắc đường khá hỗn độn.
Chú ý quan sát gương chiếu hậu
Quan sát kỹ gương chiếu hậu giúp tài xế biết được tình trạng giao thông xung quanh xe để lùi, chuyển làn, đánh lái an toàn hơn. Do vậy, việc chỉnh và theo dõi gương chiếu hậu khi tắc đường là biện pháp an toàn nhất nếu như xe hơi chưa được trang bị camera 360 độ hay màn hình ô tô thông minh.
Không quay đầu xe đột ngột khi đang tắc đường
Để nhanh chóng thoát khỏi cảnh ùn tắc, nhiều người muốn quay đầu xe ngay lập tức. Tuy nhiên, cách này dễ khiến tình trạng tắc đường trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu tìm được khoảng trống để quay xe thì nên quan sát kỹ xung quanh, thực hiện thao tác quay đầu nhanh, dứt khoát để không gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác.
Tránh xung đột với tài xế khác
Việc xô xát, cãi vã sau khi va chạm còn khiến gia tăng tình trạng ùn tắc giao thông. Do đó, nếu không may xảy ra va chạm, bạn nên hạn chế lời nói, hành vi của mình để không dẫn đến những hành động không phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhường đường nếu có phương tiện đi ngược chiều và muốn rẽ, để giảm thiểu tình trạng tắc đường.
>> Tìm hiểu thêm:
3 mẹo giảm stress khi tắc đường cho tài xế ô tô
Có rất nhiều mẹo để giảm stress khi lái xe nhưng 3 mẹo sau đây là biện pháp hiệu quả nhất được áp dụng thường xuyên được áp dụng của các tài xế:
Giảm stress khi tắc đường bằng các phương tiện giải trí
Sử dụng phương tiện giải trí là một giải pháp giảm stress khi lái xe ô tô. Khi rơi vào tình trạng ùn tắc, bạn có thể nghe nhạc để thư giãn. Bên cạnh đó, có thể mở các chương trình hài kịch, nghe sách nói điện tử,… trên màn hình ô tô thông minh. Ngoài ra, màn hình Android ô tô còn có sở hữu nhiều tính năng giải trí tiện ích khác giúp lái xe giải trí mọi lúc mọi nơi khi di chuyển.
Hít thở sâu lấy lại bình tĩnh
Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi khi lái xe tài xế có thể hít thở sâu hỗ trợ điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp để lấy lại bình tĩnh và điều khiển xe tốt hơn.
Ngửi mùi hương giúp giảm stress khi tắc đường
Ngửi mùi hương hay sử dụng các loại xịt thơm là một trong những cách giúp giảm căng thẳng khi lái xe. Nên trang bị trên xe loại nước hoặc sáp thơm ô tô mà bạn thích để làm không khí trong xe ôn hòa hơn.
Ngoài việc để giảm stress, chủ xe cũng nên trang bị thêm một số thiết bị để nâng cao an toàn khi tham gia giao thông như: cảm biến áp suất lốp, camera 360 ô tô, màn hình android,…