Dán thẻ thu phí không dừng ETC ở đâu, cần lưu ý điều gì? - PandaAuto.vn - Siêu Thị Phụ Kiện & Nội Thất Ô Tô Số 1 VN

Dán thẻ thu phí không dừng ETC ở đâu, cần lưu ý điều gì?

11/08/2022 10:41 sáng

Dán thẻ thu phí không dừng ePass hay VETC ở đâu? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Đây là những thắc mắc của nhiều chủ phương tiện khi các tuyến đường cao tốc sẽ chỉ áp dụng thu phí không dừng từ ngày 1/8/2022. Đây là hình thức thu phí mới ứng dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện, cho phép chủ xe không cần dừng lại tại các BOT để trả tiền, tránh tắc nghẽn giao thông.

Từ 1/8/2022, tất cả các tuyến đường cao tốc trên cả nước chỉ áp dụng thu phí không dừng. Hiện nhiều địa phương đã phối hợp với VETC và VDTC – 2 đơn vị lớn cung cấp dịch vụ thu phí không dừng – đẩy mạnh việc dán thẻ cho người dân. Tuy nhiên, vẫn có chủ phương tiện chưa biết dán thẻ thu phí không dừng ở đâu, cần chuẩn bị những giấy tờ gì để quá trình dán thẻ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nơi dán thẻ thu phí không dừng ở đâu

Từ 1/8/2022, tất cả các tuyến đường cao tốc chỉ áp dụng thu phí không dừng (Nguồn: Sưu tầm)

1. Dán thẻ thu phí không dừng ePass hoặc VETC ở đâu?

Thu phí không dừng ETC có nhiều ưu điểm vượt trội như giảm thiểu ùn tắc giao thông, tăng tính minh bạch tại các trạm thu phí và đồng thời tiết kiệm thời gian cho chủ phương tiện. Dán thẻ thu phí không dừng đang dần trở thành một xu hướng tất yếu của giao thông Việt Nam. Theo đó, chủ phương tiện có thể lựa chọn nhiều hình thức tự dán thẻ VETC/ePass tại nhà hoặc dán trực tiếp tại các trạm thu phí, đại lý.

1.1. Dán thẻ thu phí không dừng tại trạm thu phí

Hiện nay, để hỗ trợ người dân dán thẻ thu phí nhanh chóng, thuận tiện, hai đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng lớn nhất là VETC và VDTC đã bổ sung các kỹ thuật viên hỗ trợ tại các BOT trên cả nước. Đội ngũ này sẽ có những tư vấn về thủ tục, quy trình dán thẻ thu phí không dừng tới từng khách hàng, mang tới sự hài lòng cao nhất.

1.2. Dán thẻ thu phí không dừng tại các đại lý

Các đại lý của VETC hoặc VDTC được phân bố ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận. Để tìm địa chỉ của các đại lý này, người dùng có thể truy cập trang website: https://vetc.com.vn (khi muốn dán thẻ VETC) hoặc website https://epass-vdtc.com.vn (dán thẻ ePass Viettel).

1.3. Dán thẻ thu phí không dừng ở các trung tâm đăng kiểm

Sau khi được xã hội hoá đầu tư, số lượng các trung tâm đăng kiểm “nở rộ” trên cả nước. Đây là vị trí thích hợp để tích hợp chức năng dán thẻ thu phí không dừng.

Hiện nay, VETC đã có 71 điểm dán tại các trung tâm đăng kiểm, trong đó:

  • Miền Bắc: 31 địa điểm
  • Miền Trung: 20 địa điểm
  • Miền Nam: 20 địa điểm

Còn VDTC cũng đã liên kết với 10 trạm đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước cung cấp dịch vụ đăng ký làm thẻ thu phí không dừng ePass.

1.4. Dán thẻ thu phí không dừng tại nhà

Cả hai đơn vị VETC và VDTC đều đã triển khai hình thức hỗ trợ khách hàng tự dán VETC hay dán ePass tại nhà hoàn toàn miễn phí. Giải pháp này giúp người lái chủ động thời gian chờ đợi dán thẻ. Người dùng, chỉ cần điền thông tin cá nhân tại phiếu đăng ký online, nhân viên sẽ gọi điện xác nhận ngay sau đó và gửi thẻ đến địa chỉ khách hàng đã cung cấp.

thủ tục dán thẻ thu phí không dừng - dán thẻ vetc ở đâu

Thủ tục dán thẻ thu phí không dừng VETC tại nhà chỉ trong 3 phút (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn dán thẻ thu phí không dừng ETC

2. Những giấy tờ cần mang theo khi dán thẻ thu phí không dừng

Khi đăng ký dán thẻ thu phí không dừng tại các trạm thu phí, đại lý, trung tâm đăng kiểm, khách hàng lưu ý mang theo những giấy tờ sau:

Đối với khách hàng cá nhân: 

  • Giấy tờ của chủ phương tiện: Chứng minh thư/ thẻ căn cước/ hộ chiếu/ giấy phép lái xe (hạng B1 trở lên).
  • Giấy tờ xe đề nghị dán thẻ: Đăng ký xe, đăng kiểm xe.
    • Trường hợp không có đăng ký gốc: Dùng bản sao công chứng hoặc có dấu đỏ xác nhận thế chấp của ngân hàng.
    • Đối với xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn: Cần có đăng ký hoặc đăng kiểm xe bản gốc hoặc bản photo công chứng. Đối với đăng ký xe, có thể dùng giấy thế chấp ngân hàng nhưng phải có đầy đủ thông tin biển số xe, số khung, số máy.
    • Đối với các loại xe ô tô từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe tải có trọng tải lớn hơn 2 tấn và xe chuyên dụng: Cần có đăng kiểm xe (bản gốc), đăng ký xe (bản gốc hoặc bản photo công chứng). Đối với đăng ký xe, có thể dùng bản xác nhận thế chấp ngân hàng nhưng phải có đầy đủ các thông tin như biển số xe, số khung, số máy, trọng tải, số chỗ ngồi chứng minh được loại phí xe.

Đối với khách hàng doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan/đơn vị hành chính sự nghiệp:

  • Giấy tờ của doanh nghiệp/ tổ chức/ cơ quan/ đơn vị hành chính sự nghiệp:
    • Đối với doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh (bản gốc hoặc bản photo công chứng); chứng minh thư/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của đại diện doanh nghiệp hoặc giấy ủy quyền; giấy đề nghị mở tài khoản.
    • Đối với tổ chức/ cơ quan/ đơn vị hành chính sự nghiệp: Công văn đề nghị mở tài khoản (có dấu đỏ), giấy đề nghị mở tài khoản.
  • Giấy tờ xe đề nghị dán thẻ: Đăng ký xe, đăng kiểm xe. Yêu cầu tương tự như khách hàng cá nhân.
Dán thẻ thu phí không dừng viettel - dán thẻ epass ở đâu

Đăng ký và đăng kiểm xe là 2 giấy tờ bắt buộc cần có khi dán thẻ thu phí không dừng (Nguồn: Sưu tầm)

Với sự đa dạng trong hình thức dán thẻ thu phí không dừng, các đơn vị cung cấp mang đến sự tiện lợi cho chủ phương tiện. Tùy vào nhu cầu, chủ phương tiện có thể lựa chọn dán thẻ thu phí không dừng ở đâu cho phù hợp, không phải di chuyển quá xa. Không chỉ giúp lưu thông thuận tiện hơn, thu phí không dừng còn giúp minh bạch các hoạt động thu phí, hướng tới giao thông văn minh và an toàn.