Cách xử lý nhanh khi xe bị kẹt chân ga an toàn - PandaAuto.vn - Siêu Thị Phụ Kiện & Nội Thất Ô Tô Số 1 VN

Cách xử lý nhanh khi xe bị kẹt chân ga an toàn

09/09/2022 10:34 sáng

Tình huống chân ga bị kẹt cứng khi đang di chuyển là cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, chiếc xe sẽ tăng tốc một cách không thể kiểm soát và có thể gây ra hậu quả khôn lường. Việc xử lý nhanh, đúng cách sẽ kịp thời giúp bạn tránh được những nguy cơ tai nạn không đáng có. Dưới đây là chia sẻ của những thông tin mà Panda Auto chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.

Vì sao chân ga ô tô bị kẹt?

Ô tô bị kẹt chân ga

Nguyên nhân khiến chân ga ô tô bị kẹt có thể đến từ nhà sản xuất. Trong lịch sử, một số hãng xe ô tô trên thế giới đã phải thu hồi xe số lượng lớn do gặp phải sự cố kẹt chân ga gây hậu quả nghiêm trọng.

Lỗi kẹt chân ga có thể bắt nguồn từ một thành phần trong hệ thống quản lý động cơ hoặc ống chân không bị lỗi, hoặc do một liên kết của bộ tăng tốc bị hỏng. Tuy nhiên, những lỗi như thế này rất hiếm gặp vì trước khi chiếc xe được đưa ra thị trường, nhà sản xuất đã có những bước tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng.

Cách xử lý nhanh khi xe bị kẹt chân ga an toàn

Giữ tâm lý bình tĩnh

Giữ tâm lý bình tĩnh

Khi ô tô bất ngờ bị kẹt chân ga, việc đầu tiên tài xế cần làm đó chính là giữ bình tĩnh. Việc mất bình tĩnh sẽ dẫn đến hoảng loạn, xử lý thiếu chính xác khiến hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn.

Giữ bình tĩnh để có thể kiểm soát tình hình và chủ động xử lý sự cố xe hơi nguy hiểm này. Quan sát mọi diễn biến xung quanh và bật đèn báo hiệu tình huống khẩn cấp.

Không tắt máy xe ô tô

Không tắt máy xe ô tô

Khi ô tô bị kẹt chân ga, tài xế nên nhớ không được tắt máy ngay. Thậm chí việc tắt máy khi xe bất ngờ bị kẹt chân ga còn vô hiệu hóa hệ thống trợ lái, làm cho tay lái bị cứng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn. Bởi vì khi bạn tắt máy, tất cả hệ thống điện và trợ lực lái bị mất đi khiến bạn không kiểm soát được chiếc xe. Đồng nghĩa với việc bạn đang giao phó cho chiếc xe tự mặc định số phận.

Không kéo phanh tay

Không kéo phanh tay

Phanh tay chỉ có tác dụng giúp xe đứng yên khi xe không hoạt động với tính năng giữ bánh sau để xe không bị trôi đi. Khi kéo phanh tay và khóa bánh sau, do đang đi ở tốc độ cao, xe sẽ mất đi khả năng bám đường và dễ bị trượt và lật

Sử dụng mũi chân phải thử nâng bàn đạp chân ga lên

Sử dụng mũi chân phải thử nâng bàn đạp chân ga lên

Khi chân ga bị kẹt bạn có thể thử dùng mũi chân phải thử nâng bàn đạp chân ga lên. Tránh dùng mũi chân trái vì sẽ gây vướng hơn. Bên cạnh đó, chân trái nên dùng để đạp côn và thử phương pháp khác nếu cách này không phát huy tác dụng.

Đạp chân phanh

Đối với xe sử dụng số tự động, đạp mạnh phanh và giữ đều chân phanh giống như xe số sàn nhưng tuyệt đối không được đạp côn. Sau khi chuyển số về N thì đạp phanh đều đều để hãm xe, giảm tốc độ từ từ, cẩn thận quan sát đưa xe tấp vào lề an toàn.

Về số N

Về số N

Sau khi đã đạp chân phanh, việc tiếp theo tài xế cần làm đó là tìm cách để đưa xe về số N. Sau đó giữ tỉnh táo và cố gắng điều khiển xe tránh va chạm với các phương tiện khác và giảm tốc từ từ, không để xe rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

Gọi cứu hộ nếu xe đã dừng

Gọi cứu hộ nếu xe đã dừng

Nếu may mắn xe đã dừng lại, bạn nên gọi ngay xe cứu hộ cẩu đi sửa chữa. Đừng làm liều khởi động lại xe và tiếp tục *lái thử* xem còn bị kẹt hay không nếu muốn lãnh hậu quả khôn lường.

Quan trọng nhất, để tránh phải rơi vào thế đã rồi, bạn hãy thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng “xế yêu” của mình, trong đó có việc kiểm tra hệ thống phanh để kịp thời sửa chữa khi cần thiết.