10 mẹo bảo dưỡng và chăm sóc xe hơi mùa mưa
27/08/2022 2:50 chiều
Nội dung chính
- 1 Vệ sinh ô tô ngay sau khi đi mưa
- 2 Kiểm tra, chăm sóc và bảo dưỡng dây curoa
- 3 Chăm sóc và bảo dưỡng hệ thống phanh
- 4 Chăm sóc và bảo dưỡng gầm xe
- 5 Kiểm tra và chăm sóc cần gạt nước
- 6 Kiểm tra và chăm sóc lốp xe
- 7 Kiểm tra và chăm sóc hệ thống đèn chiếu sáng
- 8 Kiểm tra dầu động cơ và nhiên liệu
- 9 Vệ sinh thảm lót xe ô tô
- 10 Vệ sinh khoang động cơ và nội thất, loại bỏ tác nhân gây ẩm mốc
Thường xuyên vận hành xe ô tô trong mùa mưa sẽ khiến nó gặp rủi ro, hư hỏng. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp tuổi thọ chiếc xe của bạn tăng lên. Hãy cùng Panda Auto đi tìm hiểu 10 mẹo dưới đây mà bạn cần bỏ túi nhé.
Vệ sinh ô tô ngay sau khi đi mưa
Trong nước mưa có chứa hàm lượng axit cao , có thể ăn mòn lớp sơn của ô tô và làm gỉ các bề mặt kim loại khi đọng nước trong thời gian dài, gây hư hỏng tiềm ẩn. Do đó, rửa lại xe sau khi đi mưa loại bỏ đi những tác động của hàm lượng axit, các chất ăn mòn. Đặc biệt là những vị trí như lưới tản nhiệt, hốc gió, cản xe, cụm đèn,…
> >Tìm hiểu thêm:
Kiểm tra, chăm sóc và bảo dưỡng dây curoa
Dây curoa thường nằm ở vị trí khá thấp, dễ bị bám bùn và bụi bẩn nếu xe đi vào cùng nước ngập sâu sẽ có nguy cơ gây ra hiện tượng trượt đai. Vì thế, bạn cần kiểm tra dây curoa khi sử dụng xe thường xuyên trong mùa mưa để chăm sóc và bảo dưỡng kịp thời.
Chăm sóc và bảo dưỡng hệ thống phanh
Hệ thống phanh cũng dễ dàng bị bùn đất và nước bẩn xâm nhập, axit trong nước bẩn khiến phanh bị gỉ sắt. Điển hình là hiện tượng kẹt cứng phanh tay do để nhiều ngày sau khi đi mưa hoặc phanh đĩa nhả chậm do khớp di động của yên phanh bị hoan gỉ. Vậy nên, bạn nên kiểm tra thường xuyên hệ thống thắng ô tô và chất lượng phanh xe để tránh những rủi ro đáng tiếc.
> >Tìm hiểu thêm: Xe ô tô mới mua nên làm gì để giữ được độ bền đẹp tốt nhất?
Chăm sóc và bảo dưỡng gầm xe
Gẩm xe ô tô là bộ phận bị ảnh hưởng lớn nhất từ nước mưa, bùn đất bẩn nên dễ bị hao mòn và gỉ sét. Vì vậy, bạn nên vệ sinh thật sạch gầm xe sau mỗi lần di chuyển lúc trời mưa, hoặc có thể sử dụng các dung dịch sơn phủ gầm ô tô để bảo vệ gầm xe của bạn được bền hơn.
Kiểm tra và chăm sóc cần gạt nước
Để đảm bảo hiệu quả cho việc gạt nước khỏi kính chắn gió, bạn cần kiểm tra kĩ cần gạt, miếng lưỡi cao su có bị lão hóa gây mất khả năng đàn hồi không. Nên thay cần gạt sau 12-18 tháng sử dụng để nó luôn trong tình trạng tốt nhất.
Kiểm tra và chăm sóc lốp xe
Là bộ phận chịu ma sát trực tiếp với mặt đường, lốp xe chịu nhiều áp lực và bị ăn mòn khi tiếp xúc với nước bẩn, gây ra mục nứt. Đặc biệt cần theo dõi áp suất lốp thường xuyên để tránh tình trạng hơi quá non hoặc quá căng. Giải pháp để dễ dàng chăm sóc lốp xe là trang bị cảm biến áp suất lốp và bơm lốp tự ngắt cho ô tô để kiểm tra thường xuyên.
>> Tìm hiểu thêm:
- Có nên lắp cảm biến áp suất lốp cho ô tô hay không?
- Top những mẫu cảm biến áp suất lốp tốt nhất hiện nay
Kiểm tra và chăm sóc hệ thống đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng tiếp xúc trực tiếp với gió, bụi, đặc biệt là khi di chuyển dưới trời mưa gặp hơi ẩm và nước nên dễ hỏng hóc hơn. Trong đó, những lỗi thường gặp nhất là: đèn có hiện tượng bị hấp hơi nước do lọt nước vào khiến ánh sáng bị mờ, dây điện bị chập. Bạn nên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh bên trong bóng đèn, nếu có vấn đề thì nên thay mới.
>> Tìm hiểu thêm: Nâng cấp đèn bi Led – Laser cho Mazda CX8 loại nào tốt?
Kiểm tra dầu động cơ và nhiên liệu
Tình trạng nước lọt vào động cơ hay bình nhiên liệu cũng có thể xảy ra. Khi đó, động cơ sẽ hoạt động rung giật, nổ không đều. Vì vậy, bạn nên che chắn cẩn thận cho nắp nhiên liệu, cũng như hạn chế bơm nhiên liệu trong những ngày mưa lớn.
Vệ sinh thảm lót xe ô tô
Thảm lót ô tô là bộ phận dễ bị thấm nước, gây mất vệ sinh và sinh ra nấm mốc cho khoang nội thất. Vì vậy, nên vệ sinh, sấy khô thảm nếu bị dính nước.
Vệ sinh khoang động cơ và nội thất, loại bỏ tác nhân gây ẩm mốc
Vệ sinh nội thất và động cơ giúp loại bỏ những bụi bẩn, rác thải bám vào xe và tình trạng đọng nước trong các giắc điện.
>> Tìm hiểu thêm: